Tin thị trường hàng hải
Tin vắn tuần 39 - 2018.
Ngày đăng: 28/09/2018 | Lượt xem: 1278
Áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới của IMO cho tàu biển từ 01/01/2020.
Chỉ còn 15 tháng nữa là đến thời hạn tất cả tàu biển có công suất máy trên 130 KW phải sử dụng dầu đốt có tỷ lệ lưu huỳnh nhỏ hơn 0,5% (2020 - 0.5% Sulfur cap) theo qui định của “Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm từ tàu biển – Phụ lục VI” (Annex VI- MARPOL 73/78). Qui định này buộc các chủ tàu phải mua dầu đốt với giá cao hơn hoặc phải đầu tư hệ thống lọc khí thải (Scrubber system) rất tốn kém. Đây là chủ đề nóng của ngành hàng hải thế giới trong mấy tháng gần đây, hiện có hai xu hướng chính:
1. Một số nước có đội tàu với tổng trọng tải đăng ký rất lớn gồm Pannama,
Liberia, Marshall Islands, Bahamas …và các tổ chức quốc tế như Bimco, Intertankco, Intercargo đã gửi kiến nghị cho Ủy ban Bảo vệ môi trường biển của IMO đề nghị thiết lập một “Giai đoạn chuẩn bị thực nghiệm” nhằm tạo điều kiện cần thiết cho các chủ tàu thực hiện yêu cầu nói trên. Không tổ chức nào đề nghị hoãn thời hạn thi hành Công ước, nhưng cũng không ai nêu rõ “Giai đoạn chuẩn bị” nêu trên sẽ kéo dài bao lâu. Các kiến nghị nói trên đều được gửi đến IMO trước khi hội nghị MEPC 73 diễn ra vào tháng 10/2018. Người ta cho rằng các kiến nghị này có thể tạo tiền đề cho một quyết định kéo dài thời hạn áp dụng “2020 – 0,5% Sulfur Cap”.
2. Ở một diễn biến khác bên cạnh việc đặt đóng mới các tàu sử dụng nhiên liệu có
tỷ lệ lưu huỳnh thấp hơn 0.5% hoặc khí gas rất nhiều chủ tàu đã đặt “Hệ thống lọc khí thải” (Scrubber system) cho đội tàu hiện hữa của mình. Thêm vào đó với quan điểm cho rằng “Người sử dụng dịch vụ” cũng phải chia sẻ chi phí cho chủ tàu nhiều hãng tàu lớn nhất thế giới đã bắt đầu công bố những kế hoạch áp dụng “Phụ phí nhiên liệu” ngay từ đầu năm 2019. Điển hình là Maersk Line đã công bố sẽ áp dụng mức phụ phí cố định cho việc sử dụng dầu có tỷ lệ lưu huỳnh thấp ngay từ đầu năm 2019 với mức từ USD 480 đến USD 840 cho một container 40’ tùy thuộc vào giá nhiên liệu và tuyến hành trình của tàu. Kế hoạch này đang bị các thành viên của “Diễn đàn các nhà gửi hàng toàn cầu” (Globe Shippers’ Forum) phản đối dữ dội. Ngay sau Maersk Line, CMA CGM cũng đã công bố kế hoạch áp dụng phụ phí nhiên liệu ngay từ đầu năm 2019, theo tính toán của họ, việc sử dụng dầu đốt có tỷ lệ lưu huỳnh thấp hơn 0,5% sẽ làm tăng chi phí cho chủ tàu khoảng USD 160/TEU. Trong khi đó MSC cũng công bố, theo tính toán của họ, việc sử dụng dầu có tỷ lệ lưu huỳnh thấp hơn 0,5% sẽ tăng thêm chi phí cho hãng tới 2 tỷ USD một năm vì thế hãng cũng sẽ tính toán để áp dụng Phụ phí nhiên liệu mới từ đầu năm 2019.
Tất cả đang chờ đợi kết quả của các hội nghị của IMO: MPEC 73 vào tháng 10/2018 và Hội nghị của Ủy ban An toàn hàng hải (Maritime Safety Committee) vào tháng 12 năm 2018.
LL 25 Sept. 2018
Báo cáo khảo sát việc áp dụng luật “cấm các hãng tàu nước ngoài tham gia vận tải nội địa” (Cabotage Laws),
ITF (International Transport Workers’ Federation) thông qua một công ty tư vấn độc lập có tên là “Seafarers’ Rights International” đã tổ chức khảo sát việc áp dụng luật “cấm các hãng tàu nước ngoài tham gia vận tải nội địa” trên toàn thế giới. Theo số liệu báo cáo của tư vấn hiện có tới 91 quốc gia chiếm 80% tổng số quốc gia có bờ biển đã và đang áp dụng luật này. ITF cho rằng việc áp dụng luật này không chỉ bảo vệ việc làm cho thuyền viên của quốc gia đó mà còn hạn chế việc các chủ tàu treo cờ thuận tiện thuê thuyền viên với giá rẻ mạt để vận hành các tàu quá cũ nát.
Giá cước trên tuyến Á – Âu tiếp tục giảm do thừa tàu.
Theo một báo cáo mới đây của Drewry lượng hàng container từ châu Á đi châu Âu bảy tháng đầu năm đã giảm 1% so với năm 2017, trong khi đó nhiều tàu container siêu lớn (Ultra Large Container – ULC) với trọng tải 22.000TEU lại được đưa vào sử dụng nên tỷ lệ xếp hàng bình quân (Load factors) chỉ đạt 84% so với năm 2017 là 91%. Đây là nguyên nhân chính làm cho giá cước tiếp tục suy giảm.
Với hy vọng giảm trọng tải tàu để kéo giá cước phục hồi, mới đây Liên minh 2M đã công bố giảm một chuyến tàu trên tuyến Á – Âu – AE2/Swan service, tuyến này đang sử dụng 6 tàu trên 19.000TEU, Maersk có 03 tàu và MSC 03 tàu. 03 tàu của Maersk sẽ được thay cho 03 tàu loại 17.500TEU đang hoạt động trên tuyến AE1/Shogun, các tàu này sẽ được đưa đi sửa chữa hoặc nằm chờ (laid-up). Tuy nhiên việc giảm một chuyến của Liên minh 2M cũng chỉ góp phần giảm được 5,7% trọng tải tàu của toàn tuyến, mức này là chưa đủ để giúp giá cước phục hồi. Hy vọng các Liên minh khác như Ocean Alliance (CMA CGM, COSCO và EMC), hiện là liên minh có số tàu lớn nhất trên tuyến cũng sẽ giảm trọng tải tàu để góp phần ổn định và phục hồi giá cước, mang lại lợi ích chung cho tất cả các hãng tàu tham gia tuyến.
LL 24 Sept. 2018
Lược dịch: VNS
Chỉ số Thị trường
Tin nổi bật
-
Hải An tiếp nhận thành công tàu container 3.500 TEU
Ngày 14/11/2024
-
Giải Hai An Friendship Golf Tournament 2024 thành công tốt đẹp
Ngày 01/11/2024