Chào mừng bạn đến với Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An
  • Tầng 7, số 45 Triệu Việt Vương, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, VN.

Tin thị trường hàng hải

Tin vắn Tuần: 35 - 2023

Ngày đăng: 05/09/2023 | Lượt xem: 631

CNC, COSCO và Samudera hợp tác trên tuyến Singapore – Hải Phòng 
CNC, công ty con chuyên thị trường nội Á thuộc CMA CGM Group, COSCO Shipping Lines và Samudera Shipping Line đầu tháng qua đã hợp tác với nhau để triển khai tuyến vận chuyển mới Singapore – Việt Nam.

Như một phần của dự án hợp tác này, CNC sẽ kết hợp cùng COSCO và Samudera trên tuyến vận chuyển chung Singapore - Hải Phòng ‘NVX/NVS1’ với tư cách là một bên cung cấp tàu.

CNC đặt tên tuyến vận chuyển chung này là ‘HSF1’, đây cũng là tuyến được hãng này khai thác độc lập gần đây, chạy giữa các cảng Singapore, Đà Nẵng, Qui Nhơn và Hải Phòng. Tuyến ‘HSF1’ bị tạm ngưng trước đó đã được sử dụng 2 tàu kích cỡ 1.700-1.900 TEU.
Tuyến vận tải chung ‘NVX/NVS1/HSF1’ sẽ vẫn tiếp tục chạy giữa Singapore và Hải Phòng, giờ đây sẽ sử dụng 3 tàu cỡ 1.700-1.900 TEU, mỗi bên sẽ khai thác một tàu với thời gian chạy vòng tròn 10 đến 11 ngày.
Trong quá khứ, CNC đã nhiều lần hợp tác với COSCO và Samudera với tuyến ‘NVX/NVS1’. Hồi tháng 8/2021, CNC đã tham gia một thời gian ngắn với COSCO và Samudera trên tuyến vận chuyển chung này như là một bên khai thác tàu. Tuy vậy thì việc hợp tác này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn với chỉ một vài chuyến.
Evergreen giới thiệu tuyến vận chuyển nam Trung Quốc – Thái Lan – Việt Nam – Philippines. 
Tháng tới, Evergreen sẽ giới thiệu tuyến vận chuyển mới kết nối khu vực phía nam Trung Quốc – Đài Loan – Thái Lan – Việt Nam – Philippines. 
Tuyến mới này sẽ được đặt tên là ‘TVP’, sẽ bao gồm hai tuyến sắp ngừng khai thác của hãng tàu Đài Loan, là tuyến Trung Quốc – Việt Nam – Thái Lan ‘CVT’ và Đài Loan – Manila – Subic ‘TMS’. 

Tuyến ‘CVT’ sắp ngừng khai thác tới đây hiện đang khai thác với thời gian chạy vòng tròn 3 tuần được sử dụng 3 tàu cỡ 2.000 TEU ghé các cảng ở Hong Kong, Nansha, Shekou, Hồ Chí Minh, Sihanoukville, Laem Chabang, Hong Kong, Hải Phòng, Qinzhou, Zhanjiang, Hong Kong.
Chuyến cuối cùng của ‘CVT’ theo kế hoạch là ngày 6 tháng 9 với tàu EVER CORE (1.984 TEU) khởi hành từ Hong Kong. Ngoài ra, tuyến ‘TMS’ sắp ngừng khai thác giữa Kaohsiung, Manila và vịnh Subic với tàu KANWAY LUCKY (1.930 TEU). Chuyến cuối này được lên kế hoạch khởi hành từ Kaohsiung ngày 8 tháng 9 tới đây.
Tuyến ‘TVP’ mới sẽ có thời gian quay vòng tròn khoảng 28 ngày với 4 tàu cỡ 1.900-2.000 TEU, bao gồm những tàu đang phục vụ cho tuyến ‘TMS’ và ‘CVT’. Tuyến mới sẽ khai thác theo lộ trình Hong Kong, Shekou, Nansha, Hồ Chí Minh, Laem Chabang, Hải Phòng, Kaohsiung, Manila (Northport), Subic Bay, Shekou, Hong Kong, Hải Phòng, Qinzhou, Zhanjiang, Hong Kong.
Tàu KANWAY LUCKY được lên kế hoạch bắt đầu cho chuyến đầu tiên của ‘TVP’ và khởi hành từ Hồ Chí Minh từ ngày 18 tháng 9.
Kênh đào Panama thêm mức độ hạn chế tàu qua kênh
Cơ quan quản lý kênh đào Panama đã thông báo cho khách hàng của mình các hạn chế về số lượng tàu qua lại hàng ngày và mớn nước tối đa có thể được duy trì trong 10 tháng nữa do mực nước của hồ Gatun vẫn ở mức thấp do hạn hán kéo dài. Hiện tượng thời tiết El Nino nhiều khả năng sẽ khiến khu vực này khô hạn hơn.

Mặc dù biện pháp đầu tiên không có nhiều tác động lớn đến các tàu container qua kênh Panama, hạn chế về mớn nước khiến các nhà vận tải không thể sử dụng hết công suất tàu của họ. 
Cuối tuần qua, 124 tàu hàng phải xếp hàng ở hai bên kênh đào để chờ qua kênh.
Mặc dù một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng các hạn chế của Panama có thể trì hoãn việc bổ sung hàng tồn kho ở Mỹ cho dịp mua sắm lễ Giáng Sinh, nhưng các hạn chế này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực châu Á – bờ đông Hoa Kỳ.
Số lượng tàu qua kênh hàng ngày đã giảm từ 36 xuống 32 với 10 làn dành cho các tàu cỡ lớn và 22 làn cho các tàu cỡ nhỏ (cũ). Hàng ngày, chỉ có 8 chỗ là sẵn sàng cho các tàu đến và qua kênh mà không phải đặt trước.
Tuy vậy các hãng tàu container luôn luôn đặt chỗ trước chuyến qua kênh của họ và được ưu tiên vượt qua nhiều tàu chở hàng rời và tàu dầu đang chờ ngoài neo ở cả hai bên đầu kênh.
Hạn chế duy nhất của các tàu neo-panamax là giới hạn về mớn nước chỉ 44 feet (13,41 m), giảm từ 50 feet so với thông thường. Giới hạn mớn này buộc tàu EVER MAX (15.432 TEU) phải dỡ 700 TEU ở Balboa trên chuyến hành trình của nó hồi đầu tháng và chỉ qua kênh Panama với 13.345 TEU trên tàu (mớn nước 43 feet)
Hai mét mớn nước giới hạn nghĩa là các tàu lớn không thể xếp được 1.500-2.000 TEU so với sức chở tối đa của tàu. Các hãng vận tải như Maersk hay Hapag –Lloyd cho biết điều này không phải không ảnh hưởng nhưng cũng không lớn. Cả 2 hãng đều cho biết thêm hiện không có sự chậm trễ nào trong lịch trình do qua kênh ở Panama.  
Tác động của giới hạn mớn nước ở Panama đến giá cước vận tải biển hiện vẫn chưa được xác định. Nhưng cước biển từ Thượng Hải đi bờ đông Mỹ đã tăng nhẹ từ 2.370 USD/FEU hồi cuối tháng 6 lên 3.100 USD/FEU ở giữa tháng 8.
Cước từ Thượng Hải đi bờ tây Hoa Kỳ cũng tăng mạnh trong giai đoạn này, mặc dù ở mức độ thấp hơn. Cước biển từ Thượng Hải đi New York giảm tuy nhiên cuối tuần qua cũng ở mức 3.050 USD/FEU, theo số liệu của Shanghai Containerized Freight Index.

Lược dịch: MKT
 

Chỉ số Thị trường

MARKET INDICATORS
  23 - Feb 16 - Feb CHG
HRDI - - - - - - - - -
BDI - - - - - - - - -
BPI - - - - - - - - -
BTI Clean - - - - - - - - -

 

EXCHANGE RATES
  23 - Feb 16 - Feb CHG
$-VND 24,790 24,680 110
$-EURO 0.924 0.928 0.04
SCFI 2,110 2,166 56

 

BUNKER PRICES
  23 - Feb 16 - Feb CHG
RTM 380cst 458 458 0
 LSFO 0.50% 574 576 2
MGO 775 803 28

SGP

380cst 450 443 7
 LSFO 0.50% 638 645 7
MGO 799 805 6