Tin thị trường hàng hải
Tin vắn tuần 34 - 2021
Ngày đăng: 27/08/2021 | Lượt xem: 1418
ONE và Interasia Lines trao đổi chỗ trên tuyến Nhật-Thái-Việt Nam
Ocean Network Express (ONE) và Interasia Lines (IAL) vừa triển khai kí kết thỏa thuận trao đổi chỗ trên tuyến Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam và có hiệu lực ngay từ đầu tháng 9 tới.
IAL sẽ sử dụng chỗ trên tuyến ‘JTV1’ của ONE bao gồm Nhật Bản, Thái Lan và Bắc Việt Nam. Tuyến ‘JTV1’ kết nối các cảng Yokohama, Laem Chabang, Cai Mep*, Shimizu, Tokyo, Yokohama (IAL không có chỗ vào Cái Mép).
IAL sẽ đặt tên tuyến là “JT1’ với chuyến đầu tiên khởi hành từ Shimizu với tàu ACX DIAMOND 2.858 TEU vào ngày 08/09.
Mặt khác, One sẽ mở rộng thỏa thuận trao đổi chỗ trước đó là ‘JCV’ được khai thác bởi IAL và Wan Hai cho khu vực Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Thỏa thuận trao đổi chỗ mới với IAL sẽ cho phép ONE tham gia toàn bộ tuyến dịch vụ ‘JCV’ nhưng không ghé cảng Đà Nẵng và Bắc Hồng Kong.
ONE trao đổi chỗ với OOCL trên tuyến đi Mỹ
Theo thỏa thuận trao đổi chỗ với OOCL mới đây, Ocean Network Express (ONE) sẽ bắt đầu khai thác 2 dịch vụ trên tuyến Far East-USWC của liên minh OCEAN Alliance từ cuối tháng 9.
OOCL sẽ cung cấp cho ONE 200 TEU/tuần trên tuyến ‘PSW6’ và 300 TEU/tuần trên tuyến “PSW10’ của OCEAN Alliance giữa các cảng Trung Quốc và Mỹ.
Tuyến ‘PSW6’ sử dụng 7 tàu trọng tải từ 13.400-14.500 TEU ghé các cảng Kaohsiung, Cai Mep, Nansha, Hong Kong, Yantian, Kaohsiung, Long Beach, Kaohsiung. Tuyến ‘PSW10’ sẽ triển khai 6 tàu trọng tải 8.530-14.500 TEU được cung cấp bởi COSCO.
Đổi lại, OOCL sẽ được khai thác 500 TEU trên tuyến ‘FP1’ giữa Nhật-US đang được khai thác bởi ONE, cũng là của liên minh THE Alliance.
Hoạt động của ONE ở châu Á sẽ bị giới hạn đối với các cảng của Trung Quốc, theo đệ trình thỏa thuận với Ủy ban Hàng hải Liên bang (FMC).
Covid cứu vớt ngành vận tải sau chuỗi năm khó khăn.
Tám hãng vận chuyển đã báo cáo tài chính quý II đến nay gồm: Maersk, Hapag-Lloyd, Zim, ONE, HMM, Evergreen, Yang Ming and Wan Hai đã ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 2,5 tỷ USD trong giai đoạn 5 năm trước khi bùng phát Covid năm 2020, mặc dù tạo ra doanh thu hơn 350 tỷ USD.
Trong khi đó chỉ trong nửa đầu năm nay, các hãng này đã đã ghi nhận tổng thể hơn 70 tỷ USD doanh thu với lợi nhuận khai thác (EBIT) đạt 25 tỷ USD. Các hãng vẫn kỳ vọng lợi nhuận trong nửa cuối năm sẽ tăng cao khi trọng tải giảm và tắc nghẽn tiếp tục đẩy giá cước tăng.
Theo thống kê, tám hãng vận chuyển này đang góp 45% tổng trọng tải toàn cầu, và dự kiến sẽ kiếm được hơn 65 tỷ lợi nhuận khai thác trong cả năm. Trong khi các hãng khai thác một lượng trọng tải không đồng đều trên tuyến chính Đông-Tây, nơi mà lợi nhuận hiện tại đang cao nhất, thì dường như lợi nhuận khai thác của toàn nghành sẽ đạt mức 100 tỷ USD cho cả năm 2021.
Lược dịch: VNS
Chỉ số Thị trường
Tin nổi bật
-
Biểu cước quốc tế tại Cảng Hải An năm 2025
Ngày 30/12/2024
-
Biểu cước nội địa Cảng Hải An - Năm 2025
Ngày 30/12/2024
-
Hải An tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập và Tất niên 2024
Ngày 24/12/2024