Chào mừng bạn đến với Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An
  • Tầng 7, số 45 Triệu Việt Vương, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, VN.

Tin thị trường hàng hải

Tin vắn Tuần: 26 - 2022

Ngày đăng: 01/07/2022 | Lượt xem: 1111

GSL tái cấu trúc và tăng cường mở rộng phạm vi vận chuyển tại Việt Nam
Hãng tàu Gold Star Line (GSL) sẽ mở rộng tuyến dịch vụ vận chuyển trực tiếp khu vực miền bắc Việt Nam vào đầu tháng 7 tới. Hãng sẽ ra mắt dịch vụ mới có tên ‘China Haiphong Express’ (CHX) nhằm kết nối miền bắc Việt Nam với khu vực trung và nam của Trung Quốc.

Tuyến “CHX” mới sẽ có thời gian chạy vòng tròn trong hai tuần, đưa vào khai thác 2 tàu là CONTSHIP PEP (957 TEU) và ASIATIC PRIDE (1.049 TEU). Các tàu sẽ ghé Thượng Hải, Ningbo, Hải Phòng, Xiamen, Thượng Hải. Chuyến tàu đầu tiên theo kế hoạch sẽ rời Ningbo vào ngày 7/7 tới với tàu CONTSHIP PEP.

Bên cạnh đó, GSL và RCL cũng cải tổ lại tuyến Việt Nam- Malaysia bằng cách mở rộng thêm ghé cảng Indonesia. Cả hai hãng Gold Star Line (GSL) và Regional Container Line (RCL) đã cải tổ lại tuyến vận chuyển Việt Nam – Malaysia của mình với tên viết tắt lần lượt là ‘VMS’ và ‘RHS3’.
Ngày 19 tháng 6 vừa qua, ‘VMS’ đã mở rộng dịch vụ và ghé thêm cảng Jakarta, cảng chính của Indonesia. Lộ trình tuyến có hình cánh bướm với trung tâm là cảng Port Kelang. Với một bên là chạy Hồ Chí Minh (Việt Nam) và một bên là ghé Jakarta. Sau khi điều chỉnh, tuyến ‘VMS’ sẽ mất 2 tuần để chạy vòng tròn so với 1 tuần trước đó. GSL triển khai tàu YANTRA BHUM (1.288 TEU) trong khi RCL khai thác tàu IRIS MIKO (1.118 TEU) chạy hàng tuần. 

SM Group tăng tỷ lệ cổ phần ở HMM trên 5%
SM Group của Hàn Quốc, bao gồm cả hãng tàu SM Line, đã mua thêm cổ phiếu từ hãng tàu đồng hương HMM, một lần nữa thúc đẩy suy đoán về khả năng sáp nhập hoặc mua lại liên quan đến hai công ty này.
Trong một hồ sơ gửi đến cơ quan tư vấn tài chính của Hàn Quốc, SM đã xác nhận nắm giữ tỉ lệ cổ phần ở HMM là 5,52%. Cổ phần này được nắm giữ thông qua SM Line và các chi nhánh liên quan.

Việc mua bán này khiến tập đoàn trở thành cổ đông lớn thứ 3 sau các tổ chức nhà nước là Ngân hàng phát triển Korea và tập đoàn Korea Ocean Business với lần lượt là 20,69% và 19,96%. SM phủ nhận rằng họ có tham vọng thâu tóm HMM, mô tả rằng việc mua cổ phiếu này chỉ như một hoạt động đầu tư. Cổ phiếu HMM đóng cửa hôm thứ Ba vừa qua ở mức 26.100 KRW, giảm gần 50% so với tuần 52, tuần cao kỉ lục với giá 48.850 KRW theo số liệu báo cáo tháng 6/2021.
Chính phủ Hàn Quốc nắm quyền kiểm soát phần lớn công ty này vào năm 2016, ban đầu thông báo tìm được người mua HMM vào quý I/2022. Tuy nhiên, sau đó hãng phản đối và cho biết rằng họ sẽ chờ hãng vận chuyển tự chủ về tài chính trước khi tìm được người mua. Về phần mình, SM Line đã buộc phải kéo dài việc IPO hồi tháng 11/2021 vì thiếu sự quan tâm của nhà đầu tư.

Lược dịch: MKT
 

Chỉ số Thị trường

EXCHANGE RATES
  15 - Nov 08 - Nov CHG
$-VND 25,512 25,470 42
$-EURO 0.946 0.933 13
SCFI 2,252 2,332 80

 

BUNKER PRICES
  15 - Nov 08 - Nov CHG
RTM 380cst 476 473 3
 LSFO 0.50% 511 519 8
MGO 633 670 7

SGP

380cst 465 475 10
 LSFO 0.50% 565 582 17
MGO 660 671 11